Hướng dẫn cách nuôi chim Chào Mào Xanh hót cực Hay

5/5 - (1 bình chọn)
chim chao mao xanh 2

Chào mào xanh có chiều dài 19–22 cm và nặng 44 g. Chúng là loại chào mào có kích thước trung bình, lớn hơn một chút so với loài chào mào đít đỏ , chúng có một cái mỏ ngắn hình nón hơi vàng. Hầu hết phần đầu chim có màu xám đen, ở trán có màu xám nhạt. Cổ họng, mặt và sau gáy có màu hơi đen. Các lông trên đỉnh đầu mọc dài ra và hướng lên trên có màu đen. Lông cánh có màu xanh ô liu. Lông đuôi có màu xanh lục nhưng phần cuối dải đuôi là mảng đen rộng. Ngực và hai bên sườn có màu xanh ô liu. Mống mắt có màu nâu sẫm đến nâu đỏ. Chân có màu hồng hoặc màu nâu, móng chân màu nâu.

Những con non có màu nhạt hơn, mào ngắn, đầu nhỏ, trán màu vàng lục, tai màu nâu nhạt, mào và gáy có màu nâu đen, ở cổ họng có màu nâu, ngực có màu màu ô liu, mống mắt có màu nâu nhạt.

Phân biệt chào mào xanh chim trống và chim mái:

Giống với loài chim quế lâm, thì cả 2 chim cái và chim đực đều có ngoài hình giống nhau, nhưng chim cái thường có kích thước nhỏ hơn so với chim đực.

chim chao mao xanh 7

Tập tính kiếm ăn: Chúng thường kiếm ăn dưới những tán lá, gốc cây, luôn lách qua những tán cây rộng để bắt côn trùng, sâu và trái cây.

Tập tính sinh sản: Cũng giống với Chim Phượng Hoàng Đất, chim chào mào xanh thường bắt đầu sinh sản từ tháng 3 đến tháng 7. Tổ của chúng được làm bằng những cành cây, lá khô, Những chiếc tổ không có lớp lót bên trong, tổ chim thường nằm trên các cành cây thằng đứng (Chẳng hạn như cây tre). Chim cái thường đẻ từ 2 – 4 quả trứng.

chim chao mao xanh 5

Tương tự như nuôi chim Cu Gáy cảnh (chim kiểng), chọn chim rất quan trọng đối với những người nuôi chim cảnh, bởi nếu chọn những chim không tốt, chim thường hay mắc bệnh, tuổi thọ kém và giọng hót thường kém hay. Dưới đây là một số chú ý bạn cần quan tâm.

Nên chọn những chim chào mào xanh:

  • Mắt sáng
  • Đầu to
  • Lông mượt
  • Hay hót
  • Dày chân
  • Mào, Mỏ to và dày
  • Dạn người (Chim không sợ người)
  • Ăn uống tốt

Không nên chọn chim chào mào xanh:

  • Chim bị bệnh (người yếu, ủ rũ, xù lông)
  • Lông dưới hậu môn bị ướt
  • Sợ người (hay xổ lồng)
  • Ít hoạt động
chim chao mao xanh 1

Trong tự nhiên: Chim chào mào xanh chủ yếu ăn côn trùng, trái cây, quả mọng, các loài động vật chân đốt nhỏ và các động vật có xương sống nhỏ như ếch, rắn và thằn lằn.

Trong nuôi nhốt: Cám chim sẽ là thức ăn chính của chúng, chọn những cám có chất lượng tốt (đảm bảo về dinh dưỡng, phụ hợp với chim) không nên chọn cám dành cho gà, bởi những loại cám này có nhiều chất tăng trưởng làm ảnh hưởng đến chất lượng của chim. Ngoài cám chim, hãy cho chúng ăn thêm côn trùng, trái cây, quả mọng để giúp bổ sung dinh dưỡng đa dạng cho chim.

  • Côn trùng bao gồm sâu bướm, rết, dế, ong, trứng kiến, nhện,…
  • Trái cây và quả mọng bao gồm sung, vả, táo, ổi, đu đủ, hồng, mâm xôi,..

Cách nuôi chim chào mào xanh ngoài tự nhiên mới về: Khi mới về bạn cho chim ăn cám trộn với cào cào, trứng kiến hoặc sâu để chim làm quen dần với cám, khi chim đã quen bạn tăng dần số lượng cám và giảm dần côn trùng xuống. Treo lồng chim ở những nơi yên tĩnh ít người qua lại, tránh làm chim xổ lồng (chim hoảng sợ). Nếu có chim chào mào thuần có thể nhốt chung để chúng nhanh dạn người hơn.

Cách nuôi chim chào mào xanh con: Chim con mới về, nếu không có tổ bạn cần thiết kế ngay cái tổ mới, nên lấy chim khoảng 10 ngày tuổi, để chim được bố mẹ chăm sóc tốt trong những ngày đầu giúp chim tránh bị chết non. Thức ăn cho chim con chủ yếu là cám chim, lưu ý do chim con còn nhỏ bạn phải pha với nước để đút cho chim ăn, không đút chim con ăn quá no. Lượng thức ăn một ngày sẽ bằng với trọng lượng cơ thể của chim, bạn cần chia làm 8-10 bữa để đút cho chim ăn, giảm dần khi chim lớn lên. Ban đêm trời lạnh, bạn cần phải có đèn sưởi để giữ ấm cho chúng. Ngoài ra, cho chim ăn cào cào, sâu nhỏ để chim nhanh lớn hơn. Cứ như vậy, chim chào mào xanh con sẽ lớn rất nhanh và khỏe mạnh.

🐦🐦🐦🐦🐦Tìm hiểu thêm về cách nuôi chim khướu bạc má ít người biết

chim chao mao xanh 3

Để có thể nuôi được chim chào mào xanh được một cách tốt nhất, bạn nên chuẩn bị trước những đồ dùng cần thiết, điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc chim, dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

  • Lồng chim
  • Cóng đựng thức ăn và đựng nước
  • Khay tắm
  • Vải trùm lồng
  • Chi phí (mua giống, thức ăn, lồng, đồ dùng,… và một số chi phí khác nữa)

Và quan trọng nhất là bạn cần có thời gian để chăm sóc chim, từ việc cho chim ăn hàng ngày (thay cám, thay nước) đến việc vệ sinh lồng và tắm cho chim. Nên bạn cần cân nhắc và suy nghĩ kỹ trước khi quyết định nuôi chim.

Tham khảo thêm một số cách nuôi chim chàng làng tốn ít công mà dễ nuôi

chim chao mao xanh 4

Kiểu lồng: Có 2 kiểu lồng chính thường được sử dụng nuôi chào mào, đó là lồng vuông và lồng tròn. Tùy theo sở thích mỗi người, có người thích lồng tròn, có người lại thích lồng vuông. Nhưng theo như kinh nghiệm của những người nuôi chim lâu năm thì chọn lồng tròn thường làm hỏng lông hơn so với những người chọn lồng có hình vuông.

Vật liệu làm lồng: Có rất nhiều vật liệu cho lồng chim như tre, gỗ, sắt thép. Những vật liệu bằng sắt thép có độ bên cao hơn, còn những lồng được làm bằng gỗ và tre có thẩm mỹ đẹp hơn, ít độc hại hơn và ưa chuộng hơn. Đa số mội người sử dụng dụng lồng làm bằng gỗ và tre nhiều.

Kích thước: Về kích thước lồng vuông bạn có thể chọn lồng có 15-17 nan, kích thước 33 x 33 cm, chiều cao từ 49 – 55cm, khoảng cách nan khoảng 1,2 đến 1,5 cm và kích thước nan 1.8mm. Về kích thước lồng tròn bạn nên chọn lồng có 64 hoặc 68 nan, chiều cao lồng khoảng 80 cm.

Cầu đậu: Cầu đậu cho chim nên chọn đường kính khoảng 1cm, như thế chân chào mào có thể đậu vừa vặn và cảm thấy thoải mái khi đứng lâu, cầu đậu thì bạn nên lắp khoảng 2 – 3 cái là được, tránh thức ăn nước uống dưới cầu đậu. Cách đặt cầu đậu hợp lý, bạn có thể đặt cầu đậu chính phía dưới  và ở giữa lồng cách đáy lông 10 cm với khoảng cách này lông đuôi chim sẽ không chạm xuống dưới. 2 cầu đậu phụ đặt 2 bên phía trên. Còn nếu bạn đặt 2 cầu thì đặt một cái bên trên và một cái bên dưới là được (căn chỉnh có đều 2 bên và khoảng cách dưới đáy lồng sao cho hợp lý)

Cách bố cóng đựng thức ăn và nước uống: 2 cóng đựng thức ăn bạn có thể để đối xứng 2 bên hoặc 1 trên cầu và 1 cái bên dưới cầu, mục đích làm như vậy để chim có thể di chuyển nhiều hơn, tăng khả năng vận động giúp chim khỏe hơn. Một điểm chú ý nữa đó chính là khoảng cách đặt cóng cao hơn cầu đậu khoảng 2-3 cm là đẹp nhất, điều này giúp chim thuận tiện lấy thức ăn và không bị vương vãi ra ngoài lồng.

🐧🐧🐧🐧🐧Xem thêm hướng dẫn cách nuôi chim Vàng Anh cho người bận rộn và người mới chơi

chim chao mao xanh 112

Bệnh tiêu chảy

Dấu hiệu: Bệnh này thường hay gặp nhất ở các loài chim, khi mắc bệnh chim sẽ đi phân lỏng, phân loãng hay phân nát. Lúc này chim sẽ yếu dần đi nếu như không chăm sóc tốt.

Nguyên nhân: Bệnh có thể là do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn, hoặc thức ăn và nước uống có vấn đề.

Trị bệnh: Để có thể trị bệnh tiêu chảy cho chào mào bạn có thể cho chúng ăn chuối tây, dứa hoặc trái hồng xiêm. Một cách khác nữa là bạn cho chúng uống nước chè xanh (nhưng lá chè tươi chứ không phải trà xanh). Khoảng 2 – 3 ngày là chim sẽ khỏi hẳn, lúc này bạn lại cho chim ăn uống bình thường (nhưng cần đảm bảo thức ăn mới an toàn, sạch sẽ). Nếu bạn không an tâm có thể đến trung tâm để nhờ các bác sĩ thú y tư vấn.

Phòng ngừa: Để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở chim chào mào, các tốt nhất chính là bạn nên đảm bảo thức ăn được sạch sẽ, cóng đựng thức ăn và nước uống phải được cọ rửa thường xuyên, lồng chim cũng phải dọn dẹp tránh để phân chim làm ô nhiễm sinh ra vi khuẩn nấm mốc.

Bệnh về chân: 

Dấu hiệu: Khi chim bị bệnh thường xuất hiện tình trạng chim di chuyển khó khăn hoặc chim đứng không được, người yếu, lông ủ rũ không hoạt bát nhanh lẹ. Bệnh này cũng hay xuất hiện chim sơn ca, nên những dấu hiện bạn nhìn thấy thì cần chú ý hơn.

Nguyên nhân: Chim chào mào xanh có thể là do ăn uống không đủ chất, thời tiết thay đổi, môi trường sống không sạch sẽ, bị chó mèo hoặc chuột cắn hoặc vật nhọn trong lồng chọc phải.

Trị bệnh: Nếu chim bị thương ở chân bạn cần lấy mủ ở chân chim rồi rửa vết thương nước muối sát trùng, sau đó bịt lại bằng thuốc mỡ. Còn nếu chim bị bại chân do thời tiết thay đổi hoặc chế độ dinh dưỡng không tốt, bạn có thể dùng phương pháp cho chim ăn cơm nóng. Lấy thức trong lồng ra để chim nhịn khoảng 2-3 tiếng, sau đó mới cho cơm nóng vào, nếu chúng không chịu ăn bạn buộc phải đút cho chúng ăn. Lưu ý cơm để ấm không quá nóng, nếu nóng quá chim có thể bị bỏng.

Phòng ngừa: Để có thể phòng được bệnh về chân, cách tốt nhất bạn nên loại bỏ các vật nhọn trong lồng, những đồ dùng có thể gây tổn thương cho chân chim. Để lồng chim ở nhưng nơi cao thoáng, ngăn chặn tình trạng cho mèo nhảy lên vồ chim trong lồng. Ngoài ra, cho chim ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt những lúc thời tiết thay đổi thất thường.

chim chao mao xanh 6

Tắm nắng và tắm nước: Tắm cho chim sẽ giúp chúng loại bỏ bụi bẩn, làm mát cơ thể và cảm thấy thoái mái hơn. Đối với việc tắm bằng nước, thời điểm thích hợp để cho chim tắm cho chim là lúc 11h00 đến 01h00 trưa. Lúc này nhiệt độ cao nhất và phù hợp nhất đối với việc cho chim tắm. Với những chú chim chào mào thích tắm, bạn chỉ cần đổ nước vào khay và để trong lồng chúng sẽ tự tắm (bạn nên chọn nhưng khay đựng nước rộng tối thiểu bằng chiều dài của chúng, điều này sẽ giúp chim tắm được tốt hơn). Nếu chim không chịu tắm, bạn có thể dùng bình nước phun dạng sương vào người chúng để chúng làm sạch lông, lúc chim tắm bạn nên để chim một mình. Còn tắm nắng, thời điểm để cho chim ra tắm là lúc 06h00 đến 07h00 sáng, chim được đón ánh nắng ấm áp sau một buổi tối lạnh lẽo.

Dọn lồng: Giống với cách nuôi loài chim khác chẳng hạn như chim chích chòe than rất thích sạch sẽ, máng đựng phân phải được dọn dẹp thường xuyên, dọn ít nhất 1 lần/ngày. Việc để phân tồn tại lâu trong lồng sẽ khiến chim tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, cóng đựng cám chim, cóng đựng nước cần rửa sạch sẽ ít nhất 1 ngày 1 lần. Nếu thấy nước bẩn hoặc hết nước hãy rửa sạch rồi đổ nước vào cóng. Nếu cầu đậu và lồng chim dính phân bạn cũng nên rửa đi nhé. Nếu bạn muốn chú chim chào mào xanh luôn khỏe mạnh thì cách tốt nhất đó chính là vệ sinh sạch sẽ cho chúng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home