Chim sơn ca được nhiều người yêu thích bởi thân hình nhỏ nhắn, xinh đẹp và giọng hót thánh thót mang đến cảm giác thư giãn, thú vị. Nếu bạn đang tìm kiếm cách nuôi chim sơn ca hiệu quả? Trong bài viết này Cám Chim Cường Phạm sẽ giúp bạn hiểu được cách nuôi chim sơn ca đúng cách nhất.
Ngoại Hình Của Chim Sơn Ca
Chim sơn ca trưởng thành có chiều dài khoảng từ 18 – 20cm, trọng lượng cơ thể của chim sơn cái thường là 22 – 40g, trong khi những con đực có trọng lượng lớn hơn từ 24 – 45g, sải cánh dài 30 – 35cm. Lông của sơn ca đực và sơn ca cái đều giống nhau, chúng có lông màu nâu vàng có sọc và lông mào ngắn, phần ngực và bụng có màu trắng đục. Để phân biệt được chim sơ ca đực và chim sơn ca cái, những người có kinh nghiệm nuôi chim sẽ thường nhìn vào đầu, vai và ngực, màu lông. Chim đực thường có lông ở lườn nhiều hơn chim cái, đầu ngực và vai cũng to hơn chim cái. Chim sơn ca đực thường hót nhiều hơn và tiếng hót cao hơn.
Cách Chọn Lồng Chim Phù Hợp
Thường thì kích thước lồng tối thiểu để nuôi một con chim sơn ca sẽ là đường kính 40cm, chiều cao là 70cm, kích thước hoàn hảo để nuôi một chú chim sơn ca đường kính 50cm và chiều cao là 120cm – 200cm. Lồng chim nên có đủ không gian để chim có thể bay nhảy, vận động, tìm kiếm thức ăn và tắm rửa. Vật dụng cần thiết để nuôi chim sơn ca là nấm để chim đậu (10 – 15cm) nhiều nấc, khay đựng cát để chim tắm, khay đựng thức ăn và nước uống.
Xem thêm: Top 5 Loại Cám Cho Chim Chào Mào Được Yêu Thích Nhất
Thức Ăn Cho Chim
Thức ăn mà chim sơn ca thích như hạt kê, gạo,… cào cào con, sâu, dế nhỏ và gián. Ngoài ra, khi nuôi chim bạn cần sử dụng cám chim chuyên cho chim sơn ca, nên chọn cám có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ để chúng dễ tiêu hóa tốt. Không nên thường xuyên thay các loại cám khác nhau, bạn nên cho chim làm quen với thức ăn dần dần. Hạn chế cho chim sơn ca ăn sâu, vì chim sẽ dễ bị xoăn lông, phải đợi một thời gian dài chim sơn ca mới thay hết lông. Chỉ khi nào chim sơn ca căng lửa, bạn có thể cho chúng ăn sâu, khi hết thời gian căng lửa bạn cũng nên dừng không cho chim ăn sâu.
Chim Sơn Ca Sinh Sản Như Thế Nào
Một con chim sơn ca đực trước khi đến mùa sinh sản sẽ bắt đầu cố gắng gây ấn tượng với con cái bằng tiếng hót. Chúng sẽ thể hiện trước mặt bạn tình bắt đầu từ sáng sớm cho đến khi mặt trời lặn, chúng thậm chí còn đuổi theo con cái với tốc độ rất nhanh trên bầu trời để thể hiện bắt đầu sẵn sàng một cuộc giao phối. Mùa sinh sản bắt đầu vào cuối tháng 3 và kéo dài đến tháng 7 hoặc tháng 8.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Đúng Cách, Chuẩn Khoa Học
Chim sơn ca không giống như các loài chim khác, chúng làm tổ trên mặt đất và làm tổ trong các bụi cỏ cao trên mặt đất chứ không phải trong các kẽ, hốc hoặc trên cành cây. Loài này có tính lãnh thổ rất cao và thể hiện sự hung hăng đối với những kẻ xâm lược lãnh thổ. Chúng phản ứng bằng cách đập cánh lên mặt đất, cùng với đôi cánh dang rộng hoặc xù lông, tấn công trên không. Khi giao phối, những con chim cái sẽ xây tổ cùng với con đực. Tổ được xây trên mặt đất dưới dạng một chỗ trũng nông và được lót bằng lá, cỏ, thân cây và các vật liệu mềm mịn khác. Một con sơn ca cái có thể đẻ khoảng 3 đến 5 quả trứng trong một lần giao phối. Những quả trứng này có màu xám nhạt hoặc trắng nhạt và được bao phủ bởi những đốm nâu. Quá trình ấp trứng kéo dài 11-14 ngày, tổ được bảo vệ bởi cả chim bố và chim mẹ. Những con non mới nở có bộ lông màu trắng bạc, chúng sẽ rời tổ khoảng 1 tuần sau khi nở
Vệ Sinh Đúng Cách Cho Chim
Vệ sinh cho chim sơn ca là rất quan trọng để giữ cho chúng khỏe mạnh và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số lời khuyên về vệ sinh cho chim sơn ca:
- Chuồng chim cần được làm sạch thường xuyên: Bạn nên thay đổi lót chuồng một lần mỗi ngày hoặc ít nhất là mỗi tuần. Bảo đảm chuồng sạch sẽ và khô ráo.
- Vệ sinh thức ăn và nước uống của chim thường xuyên: Bạn cần đảm bảo rằng thức ăn và nước uống của chim không bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm.
- Tắm cho chim: Tắm là cách tốt nhất để giữ cho lông của chim sạch, ngăn ngừa rận và hạn chế được các bệnh về da. Tuy nhiên, chúng không tắm bằng nước mà chúng sẽ tắm bằng cát, cát được sử dụng tắm cho chim sơn ca thường là cát biển mịn. Tần suất tắm cho chim sẽ vào khoảng 1 – 2 tuần/1 lần.
- Rửa sạch chân: Rửa chân 1 tuần/ 1 lần bằng nước muối sinh lý để đảm bảo chân của chim luôn sạch sẽ, không bị nhiễm trùng hoặc nấm mốc.
- Giữ cho lồng khô và thông thoáng: Chim sơn ca thích sống trong môi trường khô ráo và thoáng mát. Hãy đảm bảo rằng chuồng của chim có đủ không gian để chim có thể di chuyển và các lỗ thông gió để giúp tạo điều kiện sống tốt nhất cho chúng.
Một Số Bệnh Thường Gặp
Những bệnh thường gặp ở chim sơn ca bao gồm:
- Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Chim có thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun đũa, giun kim,..vv do quá trình ăn uống không đảm bảo. Khi chim sơn ca bị nhiễm ký sinh trùng cơ thể bắt đầu xù lồng, lông không bóng mượt, cổ họng nổi ban trắng gây ra tình trạng chán ăn chim gầy yếu.
- Bệnh ký sinh trùng trên da: Một số loại ký sinh trùng như mạt bụi nhà, rận, rệp, mà chim hay mắc phải, đặc biệt là chim sơn ca. Chim sơn ca thường tắm bằng cát chứ không tắm bằng nước, điều này cũng khiến chim sơn ca dễ bị các ký sinh trùng trên da tấn công. Một phần nguyên nhân nữa có thể do lồng chim và môi trường sống không sạch sẽ. Để phòng ngừa, bạn cần vệ sinh sạch sẽ lồng chim và các vật dụng.
- Bệnh đường tiêu hóa: Nguồn thức ăn và nước uống nhiễm bẩn có thể gây ra bệnh tiêu chảy, bệnh đường ruột,.. đường hậu môn chim bị viêm. Khi bị bệnh chim thường xù lông, cổ co rút lại, ăn ít đi và hầu như chỉ uống nước. Khi phát hiện bạn nên vệ sinh sạch sẽ lồng, đồ dùng và khử trùng. Cách ly chim bị bệnh, không nên tự tiện mua thuốc về cho chim uống, bạn nên đưa chim đi đến các chuyên gia chăm sóc chim hoặc bác sĩ thú y để kiểm tra, điều trị giúp chim phục hồi nhanh nhất.
Xem thêm: Chim Hút Mật Là Gì? Tại Sao Lại Được Nhiều giới Trẻ Nuôi Đến Vậy
- Bệnh về chân: Chim có thể bị nhiễm các bệnh nh bệnh phù chân hoặc bệnh sưng nhọt. Nguyên nhân có thể là do muỗi cắn, chim sơn ca thường mổ vào phần bị nhiễm trùng khiến vết thương càng nghiêm trọng. Khi xảy ra tình trạng xấu, chim có thể run lên, thân nhiệt cao, bỏ ăn. Khi thấy chim bị những dấu hiệu trên cần đưa đến bác sĩ thú y hoặc bác sĩ chuyên gia chăm sóc chim để xử lý vết thương, giúp chống viêm.
Để phòng ngừa các bệnh này, cần giữ vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, cung cấp thức ăn và nước sạch, đảm bảo điều kiện sống và dinh dưỡng tốt cho chim.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 19 P. Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0814.336.699 – 0565.888.899
- Website: https://camchim.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/camchimcuongpham
Cơ sở cám chim Cường Phạm – Nơi gửi gắm niềm đam mê chim của bạn!
Phạm Cường, một nghệ nhân đam mê động vật và đặc biệt yêu thích chim cảnh, đã xây dựng danh tiếng của mình không chỉ qua sự nhiệt huyết trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loại chim đẹp, mà còn là chủ nhân của xưởng sản xuất cám chim hàng đầu miền Bắc. Với uy tín vững chắc, xưởng sản xuất của ông nổi tiếng với cám chim chào mào, cám chim hút mật, hạt châu chấu và nhiều sản phẩm chất lượng khác, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe cho cộng đồng người yêu thú cưng và nghệ nhân chim cảnh.