Các bệnh thường gặp ở Chào Mào và cách chữa trị hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Chào Mào là loài chim cảnh có ngoại hình đẹp, giọng hót hay, dễ nuôi và có tuổi thọ cao. Tuy nhiên, loài chim này cũng dễ mắc phải rất nhiều căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có những bệnh dễ điều trị, nhanh khỏi nhưng cũng có những bệnh cần phải điều trị trong thời gian dài mới hết. Thậm chí, nếu bạn không biết cách chữa trị còn có thể khiến chim bị tử vọng. Để giúp người chơi chim biết cách phòng và điều trị bệnh cho chim Chào Mào, Cám Chim Phạm Cường sẽ tổng hợp danh sách các bệnh phổ biến nhất ở chim Chào Mào dưới đây.

Chim Chào Mào bị trúng gió

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 1

Đây là căn bệnh rất phổ biến ở chim Chào Mào mà anh em hay gặp phải nhất. Khi bị trúng gió chim Chào Mào sẽ thẫn thờ, chậm chạm, lờ đờ. Bệnh để lâu không được điều trị có thể khiến chim chết nhanh.

1.1 Nguyên nhân của bệnh trúng gió

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 2

Là do chim Chào Mào ở lâu ngoài trời, bị gió lạnh lùa vào cơ thể khiến chim cảm lạnh. Hoặc là chim trúng phải gió có hơi độc như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sâu…

1.2 Triệu trứng của bệnh trúng gió

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 3

Chim Chào Mào sẽ đẫn đờ, thờ thẫn, nhìn trông như mất hồn, không có sức sống. Lông chim Chào Mào xù ra, mặt chim sưng lên, cử động chậm chạm. Bên cạnh đó, nếu để ý kỹ hơn thì anh em sẽ thấy chim Chào Mào bị run chân.

1.3 Cách chữa trị bệnh trúng gió

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 4

Để xác định nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị trúng gió và tiến hành điều trị cho chúng, đầu tiên, cần phải tháo chim ra khỏi lồng và kiểm tra phao câu của chúng. Bạn có thể nhận biết khi thấy phao câu của chim trở nên nhỏ bé như hạt gạo sau khi thổi lớp lông phủ ngoài. Phao câu là phần giúp chim lấy dầu để bôi trơn lông.

Khi chim Chào Mào khỏe mạnh, phao câu sẽ có màu hồng ở chóp. Khi chúng bị trúng gió, phao câu sẽ sưng to và đỏ hoặc loang đỏ. Lúc này, cần nặn mủ vàng ở phao câu cho đến khi thấy dịch trắng mới ngừng lại.

Sau đó, đưa chim Chào Mào vào lồng và thêm khoảng 3-5 giọt dầu gió hoặc dầu tràm vào cầu chim và đáy lồng. Sau đó, phủ kín áo lồng và đặt chúng vào một nơi kín gió, yên tĩnh để chúng phục hồi.

Tuy nhiên, sau khi chim khỏe lại, chúng có thể trải qua giai đoạn suy nặng và thay lông không đều. Do đó, cần chú ý đến việc cung cấp chế độ chăm sóc đặc biệt cho chim Chào Mào.

Chim Chào Mào bị bệnh đường ruột

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 5

Đây là căn bệnh thứ hai phổ biến nhất mà chim Chào Mào thường gặp phải. Bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng, dẫn đến việc chúng mất sức rất nhanh.

2.1 Nguyên nhân của bệnh đường ruột

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 6

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đường ruột ở chim Chào Mào, trong đó những nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Chim Chào Mào bị nặng ngộ độc do ăn phải thức ăn nhiễm độc như trái cây có chứa thuốc bảo vệ thực vật, mồi tươi bị dính thuốc trừ sâu, hoặc cám chứa các chất chống ẩm…

Ngộc độc nhẹ ở chim Chào Mào do ăn phải cám mốc, hoa quả thối, hoặc ăn mồi tươi đã ươn. Đồng thời, việc uống nước đã lên men nhiều ký sinh cũng có thể gây ngộ độc nhẹ cho chúng.

Chim Chào Mào có thể bị ngộ độc khi đổi cám đột ngột, khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn vì chúng chưa thích nghi với thành phần mới trong cám.

Bệnh đường ruột có thể xuất phát từ vi khuẩn tấn công chim Chào Mào, thường do lồng chim không được vệ sinh sạch sẽ, có nhiều bệnh dịch, cũng như thức ăn và nước uống của chúng bị ô nhiễm.

2.2 Triệu trứng của bệnh đường ruột

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 7

Khi chim Chào Mào bị bệnh đường ruột thì chim sẽ có dấu hiệu chậm chạp, lờ đờ, run chân. Cánh chim Chào Mào thì xệ xuống, lông Chào Mào xù ra và lưng nhọn lên trên.

Ngoài ra còn một triệu chứng nữa mà bạn có thể nhận biết chim Chào Mào bị đường ruột đó là chim đi ngoài phân lỏng và có nhầy xanh. Khi chim Chào Mào đã bị đi phân lỏng do vi khuẩn thì rất khó chữa trị.

2.3 Cách chữa trị bệnh đường ruột

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 8

Để điều trị bệnh đường ruột ở chim Chào Mào, việc quan trọng là xác định nguyên nhân cụ thể gây bệnh, có phải do ngộ độc hay do vi khuẩn.

Nếu chim Chào Mào bị bệnh do vi khuẩn, cần cho chúng uống nước oresol để hạn chế mất nước. Tiếp theo, bạn cần cung cấp thuốc kháng sinh phù hợp để chúng có thể hồi phục.

Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của một hiệu thuốc thú y để mua thuốc đặc trị bệnh đường ruột cho chim Chào Mào. Đồng thời, khi sử dụng thuốc, hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống thuốc.

Nếu chim Chào Mào bị bệnh do ngộ độc thức ăn, cần tiến hành điều trị bằng cách: cung cấp chuối tây chín hoặc cho chúng uống nước trà, nước lá ổi non, hoặc cỏ xước để giảm mất nước.

Tiếp theo, điều chỉnh chế độ vệ sinh và dinh dưỡng cho chim Chào Mào là cần thiết. Đảm bảo cung cấp thức ăn và nước uống với chất lượng và vệ sinh tốt. Chim sẽ dần phục hồi và khỏi bệnh khi được cung cấp điều kiện sống tốt và dinh dưỡng đủ.

Chim Chào Mào bị bệnh ho

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 9

Chim Chào Mào bị bệnh ho nếu không được chữa sớm thì chim sẽ khó chịu và ít hót hơn bình thường. Khi bạn thấy chú chim Chào Mào nhà mình tự nhiên ít hót đi thì hãy quan sát thêm xem có phải chim đang bị ho không nhé.

3.1 Nguyên nhân gây bệnh ho

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 10

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh ho ở chim Chào Mào, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do thay đổi khí hậu ở nơi chúng sinh sống. Sự thay đổi đột ngột trong thời tiết khiến cơ thể của chim không kịp thích nghi, dẫn đến tình trạng ho. Ví dụ như khi thời tiết từ nóng đột ngột chuyển sang lạnh, hoặc khi chuyển từ thời tiết mùa lạnh sang nóng, đều có thể khiến chim mắc bệnh ho. Thông thường, những chú chim Chào Mào di chuyển từ khu vực Bắc xuống Nam sẽ dễ bị mắc bệnh ho hơn.

Một nguyên nhân khác gây ho cho chim là khi chúng bị trúng gió hoặc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Nhiều người nuôi chim có thể mắc sai lầm này do thiếu kinh nghiệm. Khi chim Chào Mào tắm rồi tiếp tục phơi dưới nắng quá lâu, hoặc nếu chúng tiếp xúc lâu với nắng mà không có sự bảo vệ, cũng có thể khiến chúng mắc bệnh. Loại chim này khá nhạy cảm, nếu môi trường sống không sạch sẽ, không đảm bảo vệ sinh, hoặc có mùi khó chịu cũng có thể gây ra tình trạng ho.

Xem thêm: Chim Chào Mào xù lông là bệnh gì

Thời kỳ chim Chào Mào đang thay lông là lúc chúng dễ mắc bệnh ho nhất. Nếu không chăm sóc và quan tâm đúng cách, đặc biệt là vấn đề vệ sinh và dinh dưỡng, chim sẽ dễ bị ho. Việc giữ lồng hoặc hộp đựng thức ăn, nước uống cho chim Chào Mào không sạch sẽ cũng có thể khiến chúng mắc bệnh ho.

3.2 Triệu chứng của bệnh ho

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 12

Tùy thuộc vào bệnh trạng của từng con chim Chào Mào mà biểu hiện bệnh phát ra bên ngoài có thể khác nhau. Nếu bạn thấy một chú chim Chào Mào có tiếng kêu khẹt khẹt, chắt chắt thì khả năng cao là chim đã và đang mắc bệnh ho.

Bên cạnh đó, chim Chào Mào khi bị ho thường hay ủ rũ, chán ăn, thậm chí bỏ ăn nhiều bữa liền nhau. Kết hợp với tiếng kêu của chim Chào Mào thì các bạn có thể nhận định chim có bị bệnh không.

Nếu đúng là chim Chào Mào bị ho thì bạn cần có biện pháp chữa trị ngay. Nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chim Chào Mào. Thậm chí nhiều chú chim Chào Mào bị ho, bỏ ăn, cơ thể thiếu dinh dưỡng, không thể sống sót được.

3.3 Cách chữa trị bệnh ho

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 13

Để điều trị bệnh ho ở chim Chào Mào thì các bạn cần phải xác định nguyên nhân chính xác là chim bị bệnh là do yếu tố nào gây nên. Như vậy mới có cách chữa bệnh hiệu quả.

– Nếu chim Chào Mào bị ho khi thay lông

Trường hợp chim Chào Mào bị ho khi thay lông thì bạn không nên sử dụng thuốc để điều trị. Những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông của chim Chào Mào hoặc chất lượng của bộ lông mới. Các bạn có thể sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên như mật ong, gừng, chanh để giúp chim Chào Mào điều trị bệnh ho nhanh chóng.

Mật ong vốn có tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn trong vòm họng của chim Chào Mào. Bạn pha mật ong gừng cho chim Chào Mào uống sẽ giúp giảm các cơn ho, ngứa rát cổ họng cho chim. Đây là giải pháp an toàn cải thiện tình trạng bệnh ho cho chim. Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần giã nhuyễn gừng sau đó cho vào nước ấm, thêm một chút mật ong rồi cho chim Chào Mào uống.

Các bạn nên sử dụng nước mật ong gừng cho chim Chào Mào khoảng 7 ngày. Tốt nhất là cho chim Chào Mào uống nước vào buổi sáng. Thời gian này, các bạn hãy chú ý đến vấn đề vệ sinh lồng cũng như các vật dụng cho chim Chào Mào ăn uống đảm bảo vệ sinh.

Xem Thêm: Cách Chữa Chim Chào Mào Bị Ngoái Cổ

– Nếu chim Chào Mào bị ho khi thời tiết thay đổi

Chim Chào Mào bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của thời tiết, khiến chim bị ho. Bạn có thể chữa cho chim bằng cách cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê, chanh.

Bạn cho chim Chào Mào uống nước gừng, mật ong, lê này liên tục trong 1 tuần. Nếu chim Chào Mào không đỡ thì bạn cần vệ sinh lồng chim và xoa một ít dầu gió xuống đáy lồng. Thực hiện liên tục thêm 2 đến 3 ngày, rồi quan sát tình trạng sức khỏe của chim Chào Mào xem chim đã khỏi bệnh chưa.

Nếu như chim Chào Mào ho và bạn đã sử dụng các cách trên để điều trị nhưng chim vẫn không khỏi thì lúc này bạn cần phải cho chim uống thuốc. Một số loại thuốc được các bác sĩ thú y khuyên dùng cho chim Chào Mào là Flo – Doxy.Hecoli.

Cách sử dụng thuốc Flo – Doxy.Hecoli rất đơn giản, các bạn chỉ cần pha thuốc theo liều lượng ghi trên hướng dẫn, sau đó cho vào thức ăn của chim Chào Mào. Tiến hành bôi thêm dầu gió ở đáy lồng để chim Chào Mào nhanh khỏi bệnh hơn. Khoảng 2 đến 3 ngày sau khi dùng thuốc thì tình trạng ho ở chim Chào Mào sẽ được cải thiện và khỏi dần.

Chim Chào Mào bị liệt chân

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 11

Chào Mào bị đau chân là tình trạng thường gặp ở chim Chào Mào. Căn bệnh này cần phải được chữa trị sớm, nếu không chim sẽ không thể vận động, có thể liệt vĩnh viễn và chết chim.

4.1 Nguyên nhân gây bệnh liệt chân

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 14

– Chim Chào Mào bị gãy chân: Nếu chú chim Chào Mào bị gãy chân cho ngã hoặc va đập vào vật cứng trong quá trình di chuyển thì chim cũng sẽ bị đau.

– Chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn: Khi chân của chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm thì sẽ khiến chân bị sưng tấy và đau. Nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị nhiễm khuẩn là do yếu tố vệ sinh không đảm bảo, chim dẫm phải phân của mình.

– Chân chim Chào Mào bị thương tích hoặc trầy xước da: Những chú chim Chào Mào có thể bị trầy xước, tổn thương, đau đớn ở chân trong quá trình di chuyển hay chơi đùa. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến chim Chào Mào.

– Chim Chào Mào bị viêm khớp: Đây cùng là nguyên nhân khiến chim Chào Mào bị đau chân phổ biến. Khi các khớp trong chân của chim Chào Mào bị viêm nhiễm thì chúng có thể gây ra đau. Chim Chào Mào sẽ gặp nhiều khó khăn trong khi di chuyển.

– Chim Chào Mào bị thiếu chất dinh dưỡng: Chim Chào Mào nếu không được ăn uống đủ chất, sẽ khiến cơ thể thiếu chất nghiêm trọng. Từ đó khiến chân chim bị yếu và đau khi đi lại.

– Chim Chào Mào bị lột bốt, đau chân: Nếu như người nuôi không biết cách lột bốt cho chim Chào Mào, lột không đúng cách sẽ khiến chim bị tổn thương và đau đớn.

4.2 Triệu chứng của bệnh liệt chân

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 15

Khi chim Chào Mào bị bệnh sẽ có biểu hiện như bị đơ chân, cũng có thể đơ cánh. Chân và cánh của chim Chào Mào không cử động được. Nếu nhẹ thì chim bị liệt một bên, bán thân bất toại. Còn nặng thì chim liệt cả 2 bên, toàn thân bất động.

4.3 Cách điều trị bệnh liệt chân

tiêu đề ảnh bệnh thường gặp ở chào mào ảnh 16

Cách điều trị hiệu quả nhất là kiểm tra kỹ chân của chim Chào Mào để xác định nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn thấy vết thương hoặc dấu hiệu viêm nhiễm trên chân chim, sử dụng bông gạc và dung dịch nước muối sinh lý để lau sạch vết thương, sát trùng cho chúng.

Đồng thời, trong quá trình chăm sóc, đảm bảo cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chim. Bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như hoa quả tươi, cám tổng hợp và mồi tươi, giúp chúng phát triển mạnh mẽ.

Nếu chân chim bị đau do lồng quá nhỏ hoặc không đủ diện tích, hãy thay đổi lồng cho chúng. Lồng cần có kích thước lớn hơn để chim có không gian thoải mái và chạy nhảy.

Tạo cầu cho chim bằng cành cây sầu đâu có thể giúp giảm tổn thương cho chân chúng.

Nếu bạn nghi ngờ chim bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng, sử dụng thuốc kháng sinh từ cửa hàng chim cảnh. Hãy tuân thủ hướng dẫn đúng cách và liều lượng khi sử dụng thuốc.

Đây là tổng hợp các bệnh thường gặp ở chim Chào Mào và cách điều trị tốt nhất cho từng trường hợp. Hy vọng thông tin này sẽ hữu ích và giúp bạn chăm sóc chú chim một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Constant FTOC_DEBUG already defined in /home/camchim.vn/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/class-frontend-control.php on line 126
Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home