Mục lục
Chim bói cá là một loài sát thủ săn mồi điêu luyện đối với các loài cá nhỏ sống ở ven biển và bờ sông. Loài chim này có kích thước khá nhỏ, tuy nhiên, tốc độ và sự nhạy bén của nó khó có loài chim nào sánh bằng. Bài viết dưới đây Cám chim Cường Phạm sẽ giúp bạn biết rõ hơn về Chim Bói cá ăn gì? Cách nuôi như thế nào? một cách chi tiết nhất nhé.
Nguồn gốc của chim bói cá
Chim bói cá thuộc bộ Sả và có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ. Tên khoa học của chim bói cá là Alcedines, hiện nay nó xuất hiện nhiều ở các khu vực châu Phi và Châu Mỹ. Còn ở Việt Nam, chim bói cá xuất hiện nhiều ở những nơi có sông suối, ao hồ, kênh rạch. Hiện nay trên thế giới có hơn 90 loại bói cá, với đa dạng các màu sắc, đặc điểm khác nhau.
Đặc điểm của chim bói cá
Dưới đây là những đặc điểm chung của loài chim bói cá bạn có thể nhận biết về hình dáng, kích thước,…
Hình dáng và kích thước
- Trên thế giới có khoảng 90 loài chim bói cá cùng mang đặc điểm chung như chiều dài có thể từ 17cm-20cm, đầu to, mỏ dài dẹp hai bên và sắc nhọn.
- Loài chim nhỏ nhất trong nhóm là Bồng chanh lùn, với trọng lượng và chiều cao trung bình chỉ 10,4g và 10cm.
- Loài lớn nhất là bói cá khổng lồ đặt mức trung bình là 355g và 45cm.
- Loài nặng nhất là Bói cá Úc, những con trưởng thành có thể đặt trên 450g.
Xem thên: Cách Nuôi Vẹt Nam Mỹ Siêu Đơn Giản
Khả năng sinh sản
Khi đến mùa sinh sản, chim trống và chim mái sẽ ghép đôi, tiến hành giao phối và chúng sẽ xây tổ trên cây hoặc bờ đất gần bờ nước. Mỗi mùa sinh sản, con mái thường đẻ từ 3 – 5 trứng, trứng thường có màu trắng, có kích thước khoảng 2 – 2,5cm. Sau khi đẻ trứng, chim mẹ sẽ ấp trứng trong vòng 14 đến 18 ngày và chim bố sẽ tìm kiếm thức ăn cũng như bảo vệ tổ. Khi trứng nở, chim non sẽ được nuôi dưỡng bởi cả chim mẹ và chim bố. Sau khoảng 10–20 ngày thì chim con sẽ học cách bay và săn mồi từ cha mẹ của chúng. Chim bói cá trưởng thành sẽ có khả năng sinh sản sau khoảng 1 – 2 năm và có thể sinh sản từ 2 đến 3 lứa trứng trong năm.
Khả năng săn mồi
Chim Bói cá là một loài chim săn mồi vô cùng chuyên nghiệp và điêu luyện. Chúng thường ăn chủ yếu các loài cá, tôm, cua hay động vật thủy sinh khác, bằng cách bay trên không trung và chúi xuống mặt nước với tốc độ cao để bắt mồi.
Khi bắt mồi, chim sẽ dùng mỏ sắc nhọn và chân giữ chặt con mồi, sau đó ném nó lên trên và nuốt chửng hoặc chúng cũng có thể đem con mồi lên cành cây, đập con mồi vào cành cây rồi mới nuốt. Loài chim này có khá nhiều chiêu thức bất ngờ để bắt mồi, ví dụ như bịt mắt bằng cánh khi đang bay và lao thẳng xuống mặt nước.
Xem thêm: Cách Khắc Phục Khi Chim Chào Mào Bị Ngoái Cổ
Chim bói cá còn có thể dùng mỏ mạnh để đục vào các tổ ong, tìm kiếm thức ăn trong các hốc đá hoặc tìm thức ăn bằng cách đào lên một số loài động vật nhỏ trong đất hoặc nước vô cùng hiệu quả.
Chim bói cá có những loại nào?
Ở Việt Nam có rất nhiều loại chim bói cá nhưng chỉ có 3 loại chim được coi là phổ biến nhất hiện nay:
Bói cá sả mỏ rộng
Tên khoa học là Halcyon capensis, chúng có kích thích khá nhỏ đặt biệt sở hữu chiếc mỏ to hơn so với tỷ lệ cơ thể. Chim bói cá sả mỏ rộng có phần mỏ màu đỏ, lông đầu màu xám, cổ – bụng – ngực có màu vàng chanh, lông lưng và đuôi có màu xanh ngọc. Chúng thường sinh sống chủ yếu ở các con sông, suối.
Xem thêm: Chim Hút Mật Thường Ăn Gì?
Bói cá bồng chanh đỏ
Bói cá bồng chanh đỏ còn được biết đến với cái tên Ceyx erithacus có màu rất đẹp, đầu của chúng có sự pha màu giữa cam – hồng – xanh dương. Má, ngực và bụng lông vũ màu vàng chanh. Trên đôi cánh thường xuất hiện bộ lông màu đen và những đốm xanh dương.
Bói cá lớn
Bói cá lớn có tên khoa học là Ceryle lugubris, loại này không sở hữu cho mình bộ lông bắt mắt nhưng chúng có chiếc mào rất cao và to. Màu lông chủ đạo của chim bói cá lớn là trắng và đen. Loài này thường sinh sống ở các bờ sông và hang đá.
Thức ăn cho chim bói cá
Chim bói cá khá nhanh nhẹn chỉ cần nghe tiếng kêu gọi của con mồi. Loài chim này lặp tức bay đến và tìm kiếm con mồi. Thức ăn chủ yếu của loài chim bói cá là những con cá nhỏ sống ở ven biển hoặc bờ sông. Ở một số loại chim bói con thì thức ăn chủ yếu là côn trùng và các loài sâu bọ. Có những lúc chim bói cá không tìm kiếm được con mồi ngon thì chúng có thể sử dụng những trái cây, hoa quả chín mọng.
Một số bệnh thường gặp
Chim bói cá là một loài chim nước và thường sống trong môi trường ẩm ướt, do đó chúng dễ mắc một số bệnh nhất định. Sau đây là một số bệnh thường gặp ở chim bói cá:
- Bệnh ký sinh trùng: Có thể bị nhiễm ký sinh trùng như giun sán. Bệnh này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, từ tiêu chảy đến suy dinh dưỡng.
- Bệnh đường ruột: Có thể bị nhiễm các vi khuẩn đường ruột, gây ra các triệu chứng như tiêu chảy. Bệnh này có thể gây ra mất nước và dinh dưỡng cho chim.
- Bệnh về chân: là những bệnh về chân như viêm hoặc nhiễm trùng chân. Những bệnh này có thể gây ra đau, khó chịu và khó khăn trong việc di chuyển.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 19 P. Tố Hữu, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 0814.336.699 – 0565.888.899
- Website: https://camchim.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/camchimcuongpham
Cơ sở cám chim Cường Phạm – Nơi gửi gắm niềm đam mê chim của bạn!
Phạm Cường, một nghệ nhân đam mê động vật và đặc biệt yêu thích chim cảnh, đã xây dựng danh tiếng của mình không chỉ qua sự nhiệt huyết trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng các loại chim đẹp, mà còn là chủ nhân của xưởng sản xuất cám chim hàng đầu miền Bắc. Với uy tín vững chắc, xưởng sản xuất của ông nổi tiếng với cám chim chào mào, cám chim hút mật, hạt châu chấu và nhiều sản phẩm chất lượng khác, đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe cho cộng đồng người yêu thú cưng và nghệ nhân chim cảnh.