Hướng Dẫn Cách Nuôi Vẹt Nam Mỹ (Vẹt Đỏ Đuôi Dài) Siêu Đơn Giản Tại Nhà

5/5 - (1 bình chọn)

Vẹt đỏ đuôi dài có  tên gọi tiếng anh là Ara macao chúng còn được gọi với các tên Vẹt Nam Mỹ hay Vẹt Macaw. Trong bài viết này, Cám chim Cường Phạm sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho bạn cách nuôi loài Vẹt đỏ đuôi dài chi tiết nhất.

Ngoại hình

Vẹt đỏ đuôi dài thường bị nhầm lẫn với loài vẹt Ara chloropterus kích thước lớn hơn một chút, lông có màu đỏ trên vùng mặt và không có lông vàng trên cánh. Mặc dù vẹt đỏ đuôi dài lớn hơn các loài vẹt đuôi dài lớn khác, nhưng trọng lượng trung bình khoảng 1kg.

  • Chiều dài chim 80cm (chiều dài đuôi chiếm hơn 1 nửa)
  • Bộ lông chủ yếu là màu đỏ tươi
  • Lông ở mông và đuôi có màu xanh nhạt
  • Lông cánh bao gồm màu vàng và xanh đậm
  • Xung quanh mắt đến vùng mỏ là một lớp da trần màu trắng
  • Mỏ hàm trên có màu trắng nhạt, mỏ hàm dưới có màu đen
  • Vẹt con có mắt màu sẫm, vẹt trưởng thành có mắt màu vàng nhạt.
Vài nét về loài Vẹt đỏ đuôi dài
Vài nét về loài Vẹt đỏ đuôi dài

Hành vi và tập tính 

  • Tập tính sinh hoạt: Vẹt đỏ đuôi dài thường tụ tập thành đàn để ngủ vào ban đêm. Vẹt đỏ đuôi dài thường sử dụng chân trái của chúng bóc tách và nắm bắt thức ăn. Chân phải có tác dụng hỗ trợ cơ thể, giữ cho cơ thể được chắc chắn.
  • Tập tính sinh sản: Chúng luôn duy trì một cặp vợ chồng đến hết đời. Khi kết đôi, chúng thường bay cùng nhau để tìm kiếm thức ăn hoặc trong tổ, ít khi thấy chúng xuất hiện 1 mình, chỉ khi vẹt cái ấp trứng và vẹt đực đi kiếm ăn. Vẹt đỏ đuôi dài thường thể hiện tình cảm bằng cách rỉa lông cho nhau. Tổ của chúng được làm trong hốc cây hoặc những khu vực rỗng trên cây, chúng chọn những cây có tán lá dày để ngụy trang kẻ săn mồi ít có khả năng phát hiện ra chúng.
  • Tập tính ăn uống: Vẹt đỏ đuôi dài chủ yếu ăn trái cây và các loại hạt, thi thoảng chúng ăn mật hoa. Chúng thường ăn trái cây xanh (trái cây chưa chín), quả non có vỏ và cùi cứng mà hầu các loài khác khó có thể ăn. Điều này là nhờ mỏ to khỏe của vẹt đỏ đuôi dài dễ dàng bóc tách hạt và trái cây cứng nhất. Chúng làm điều này là để cạnh tranh lấy thức ăn trước những loài vật khác.
  • Bản năng sinh tồn: Nếu vẹt sợ hãi trước kẻ thù, chúng sẽ dành thời gian dài ở trong tổ cho đến khi mối nguy hiểm không còn nữa. Nếu bị đe dọa trực tiếp, vẹt đỏ đuôi dài sẽ bỏ chạy từng con một đến nơi an toàn.

Chuồng nuôi

Vẹt đỏ đuôi dài là một loài vẹt lớn, vì thế chúng cần một không gian rộng để có thể hoạt động bay nhảy tốt nhất. Nếu bạn nuôi trong lồng hoặc chuồng nhỏ bạn nên cho chúng ra ngoài giải trí khoảng 2 – 4 giờ mỗi ngày.

Kích thước tối thiểu: 160 x 130 x 130 cm, lồng có diện tích càng lớn càng tốt.

Chất liệu: Chất liệu tốt nhất để làm lồng hoặc chuồng là thép chống gỉ.

Vị trí: Nơi để chuồng nuôi hoặc lồng cần có không gian thoáng mát, không quá nóng hoặc có gió lùa. Vẹt đỏ đuôi dài rất nhạy cảm với nhiệt độ, không để lồng có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Nhiệt độ môi trường sống của vẹt nên ở 22 – 27 độ C.

Xem thêm: 5 Cách Chữa Chim Chào Mào Bị Ngoái Cổ

Đồ chơi giải trí: Vẹt đỏ đuôi dài không thích yên tĩnh, chúng hoạt động rất nhiều, vì thế bạn cần sắm cho chúng đồ chơi như cầu thang dây, xích đu, chuông, bóng để giải trí tránh buồn chán. Nếu chúng quá buồn, vẹt sẽ tự nhổ lông.

Vài nét về loài Vẹt đỏ đuôi dài
Màu sắc loài vẹt đỏ đuôi dài rất đa dạng

Thức ăn cho Vẹt 

Thức ăn trong nuôi nhốt: Nếu bạn nuôi một chú vẹt đỏ đuôi dài để làm thú cưng, bạn cần lên một chế độ ăn hợp lý.

  • Thời gian cho ăn: Bạn nên cho vẹt ăn 2 bữa mỗi ngày, buổi sáng khoảng 6 giờ và buổi chiều khoảng 16-17 giờ.
  • Tỷ lệ cho ăn: Thức ăn chính chiếm khoảng 70%, trái cây và rau xanh chiếm khoảng 30% . Không nên cho vẹt ăn quá nhiều. Sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn dạng viên làm thức ăn chính.

Thức ăn cho vẹt con: Vẹt khi nhỏ không thể ăn được những thức ăn cứng, lúc này bạn chỉ có thể cho vẹt ăn bột trộn nước. Sử dụng xi lanh để đút thức ăn cho vẹt con. Một ngày bạn cho vẹt ăn khoảng 4 – 5 lần.

Thức ăn trong tự nhiên: Vẹt đỏ đuôi dài ăn rất nhiều các loại hạt, chồi non, trái cây, mật hoa, ốc sên,… Ốc sên và bọ cung cấp rất  nhiều hàm lượng protein cho vẹt đỏ đuôi dài.

Đất sét: Vẹt đỏ đuôi dài thường ăn rất nhiều đất sét, những đất sét này có tác dụng loại bỏ độc tố chứa trong hạt và trái cây. Ngoài ra, đất sét còn giúp vẹt bổ sung khoáng chất mà chế độ ăn hạt, thực vật sẽ không đủ  dưỡng chất.

Vệ sinh

Tắm: Vẹt đỏ đuôi dài là một trong những động vật rất sạch sẽ, chúng rất thích tắm, chúng dành thời gian hàng giờ để rỉa lông. Bạn nên cho chúng tắm ít nhất 3 – 4 lần/tuần, đặc biệt là những lúc thời tiết nắng nóng kéo dài.

Lồng chim: Bạn cần dọn dẹp sạch sẽ hàng ngày, sử dụng phân lót chuồng, vỏ chấu, giấy báo hoặc mùn gỗ để chuồng không bị ẩm mốc.

Đồ dùng và dụng cụ: Khay đựng thức ăn, nước uống, đĩa tắm và các vật dụng khác như cầu dây thang, xích đu bị bẩn cũng phải được vệ sinh lau chùi sạch sẽ.

Vệ sinh là phương pháp tốt nhất giúp vẹt phòng tránh bệnh và có được môi trường sống tốt nhất, giúp tăng tuổi thọ của vẹt.

Huấn luyện

Huấn luyện vẹt là một công việc rất khó khăn, bạn cần phải kiên trì. Để huấn luyện vẹt tốt hơn bạn nên nuôi vẹt từ nhỏ sẽ có sự gắn kết và dễ dàng chỉ dạy hơn. Dùng thức ăn để cổ vũ hành động, không phạt hoặc quát mắng, điều này có thể làm phản tác dụng và khiến vẹt càng khó dạy bảo hơn.

Dạy cách nói: Vẹt đỏ đuôi dài thường la hét nhiều hơn là nói, chúng có thể nói được vài từ đến vài cụm từ. Nếu bạn muốn dạy chúng nói, hãy nói những từ đơn giản. Đặt tên cho chúng, mỗi khi gặp chúng hãy nói một từ gì đó, dần dần chúng sẽ hiểu được và bắt chước câu bạn nói. Nếu bạn không có thời gian nhiều bên cạnh chúng, hãy sử dụng đài hoặc máy audio để phát âm thanh.

Xem thêm: Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Luôn Được Khỏe Mạnh

Ngoài ra, bạn có thể dạy vẹt tắm hay vẹt đậu trên tay nhưng cần tuân thủ quy tắc huấn luyện như:

  • Đừng dành nhiều thời gian cho các bài huấn luyện, vẹt có thể sẽ bị cẳng thẳng
  • Nên dạy vẹt từ dễ trước, đến khi vẹt tin tưởng thì bạn có thể bắt đầu những từ khó.
  • Không dạy vẹt nếu bạn có tâm trạng không tốt
  • Cho vẹt yên tĩnh sau khi huấn luyện hoặc dạy vẹt.
Vài nét về loài Vẹt đỏ đuôi dài
Cách huấn luyện siêu đơn giản

Một số bệnh thường gặp 

Bệnh nhiễm trùng nấm Aspergillus: Đây là một bệnh nhiễm nấm của vẹt thường xuất hiện ở phổi, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường ẩm mốc. Những dấu hiệu của vẹt như khó thở, thở khò khè, lông xù, đôi khi có dịch tiết ra từ lỗ mũi.

Bệnh nấm Candida: Đây là một bệnh nhiễm trùng nấm men, những nấm men này tấn công đường tiêu hóa. Những con chim bị nhiễm bệnh thường có dấu hiệu xù lông, đi phân lỏng. Vì đây là triệu chứng giống với nhiều loại bệnh, bạn nên đưa vẹt đến bác sĩ thú y để được chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Cảm lạnh, hắt hơi: Vẹt có thể bị cảm lạnh với các triệu chứng chảy nước mũi, mắt sưng, thở khò khè và hắt hơi. Ở vẹt, cảm lạnh thường xảy ra rất nhanh, vì vậy bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Xem thêm: Chim Hút Mật Thường Sinh Sống Ở Đâu?

Bệnh nhiễm khuẩn mỏ và lông ở vẹt: Đây là một loại bệnh không thể chữa được do vi rút gây ra. Những vi rút tấn công nang lông làm cho lông bị còi cọc và biến dạng. Bệnh này không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch.

Sốt (Bệnh Psittacosis): Đây là một loại bệnh nguy hiểm, chúng lây lan rất nhanh và hầu hết những con chim bị mắc phải bệnh rất khó qua khỏi. Nguyên nhân là do vi khuẩn Chlamydophia psittaci. Do đó, việc giữ lồng hoặc chuồng chim sạch sẽ là điều cần thiết nhất.

Nếu gặp những dấu hiệu lạ bạn cần đưa chúng đến trạm thú y để chuẩn đoán bệnh, các bác sĩ thú y luôn sẵn có các phương pháp điều trị phù hợp.

Thông tin liên hệ: 

Cơ sở cám chim Cường Phạm – Nơi gửi gắm niềm đam mê chim của bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home