Hướng dẫn cách nuôi chim Vàng Anh Hót hay Lông đẹp

5/5 - (2 bình chọn)
Nước ta hiện nay chủ yếu có 4 loại chim vàng anh, loài phổ biến nhất là vàng anh đầu đen và vàng anh gáy đen.
  • Vàng anh đầu đen có tên tiếng anh là Black-hooded Oriole và tên khoa học là Oriolus xanthornus. Vàng anh đầu đen được tìm thấy chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Yok Đôn và rừng Tân Phú.
  • Vàng anh gáy đen có tên tiếng anh là Black-naped oriole và tên khoa học là Oriolus chinensis. Vàng anh gáy đen được xuất hiện chủ yếu ở vườn quốc gia Cát Tiên, rừng Tân Phú, Đà lạt, vườn quốc gia Tam Đảo, núi Phan Xi Păng – Sa Pa, vườn quốc gia Yok Đôn và vườn Quốc gia Xuân Thủy.
  • Vàng Anh mỏ mảnh hay còn gọi là Vàng anh mỏ nhỏ, tên tiếng anh là Slender-billed oriole và tên khoa học là Oriolus tenuirostris. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở Đà Lạt.
  • Vàng Anh Đỏ hay còn gọi là Tử anh, tên tiếng anh là Maroon Oriole và tên khoa học là maroon oriole. Vàng Anh Đỏ xuất hiện chủ yếu ở Đà lạt, KonTum, vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Ba Vì, vườn quốc gia Tam Đảo, núi Phan Xi Păng – Sa Pa của nước ta.
chim vang anh 4
  • Vàng anh đầu đen: Chim vàng anh có kích thước nhỏ chỉ dài khoảng 15cm. Loài này có đặc điểm nổi bật nhất chính là mỏ và mắt màu đỏ, phần đầu và cổ họng có màu đen, màu lông toàn thân chủ yếu màu vàng chanh, chân màu nâu, lông cánh và đuôi có những vệt đen.
  • Vàng anh gáy đen: Vàng anh gáy đen có kích thước trùng bình, loài này có mỏ màu hồng đậm, đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất là lông đen xung quanh mắt với một vệt đen rộng kéo dài đến sau gáy, màu lông toàn thân chủ yếu là màu vàng và chân màu nâu.
  • Vàng Anh mỏ mảnh: Vàng Anh mỏ mảnh có ngoại hình gần giống với vàng anh gáy đen, lớp lông đen xung quanh mắt kéo dài xuống dưới gáy nhỏ hơn loài vàng anh gáy đen. Chim cái có mỏ màu đen, lông ngực màu vàng nhạt với những lốm đốm đen.
  • Vàng Anh Đỏ: Chim vàng đỏ có màu lông toàn thân đỏ đậm, riêng phần đầu, cổ và lông cánh là màu đen. Chân màu nâu đen và mắt đen trắng, mỏ màu xám trắng.
chim vang anh 9

Dưới đây là một số yêu cầu về việc chọn lồng nuôi chim vàng anh:

  • Kích thước lồng: Chim vàng anh là loài chim có kích thước trung bình, nhưng chúng cũng cần một lồng chim có đủ diện tích để bay nhảy hoạt động tốt. Kích thước tối thiểu của đường kính là 40 – 50cm, chiều cao của lông tối thiểu là 70 – 80 cm, tầm 58 – 64 nan là đẹp nhất.
  • Chất liệu lồng chim: Tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn, nhưng lồng làm bằng thép có độ bền cao hơn, còn những chiếc lồng làm bằng gỗ có thường có thiết kế đẹp và thân thiện hơn.
  • Kiểu lồng: Thường những người chơi chim vàng anh sẽ chọn những chiếc lồng tròn, nhưng một số người lại thích lồng vuông bởi chúng có thể hạn chế làm hỏng lông chim. Bạn cũng không nhất thiết phải chọn 2 kiểu lồng nuôi trên, nếu đã có sẵn lồng bạn có thể cho chim vàng anh vào chăm sóc nhưng lồng chim phải đủ không gian cho chim hoạt động. Trong những trường hợp nuôi chim số lượng lớn, bạn có thể nghĩ đến xây chuồng trại cho chim, nhưng hãy xây chuồng cần không gian yên tĩnh, thoáng mát và được che đậy cẩn thận.
  • Vật dụng cần thiết: Khi nuôi chim vật dụng không thể thiếu như cóng đựng thức ăn, cóng đựng nước, cành cây hoặc que để chim đậu, khay hoặc máng đựng phân chim, qua cắm trái cây cho chim ăn, cám chim, vải che lồng, khay đưng nước tắm cho chim và một số đồ dùng khác.
chim vang anh 2

Mùa sinh sản chim vàng anh thường từ tháng 5 dương lịch đến tháng 7 dương lịch hàng năm. Chim đực sẽ tán tỉnh chim cái bằng giọng hót đặc biệt của chúng. Chim mái cúi đầu chấp nhận chim đực, cả 2 chim sẽ tiến hành giao phối và làm tổ. Tổ chim Vàng Anh thường làm trên những cành cây cao, tán rậm rạp. Vật liệu xây tổ thường làm bằng những cành cây khô, lá nhỏ, vỏ mềm, cành cây mềm. Vàng Anh thường đẻ từ 3 đến 5 quả trứng, những quả trứng thường có màu vàng và hồng nhạt. Khi trứng gần nở trứng chuyển sang màu trắng. Trong thời gian ấp trứng 17 ngày này, chim vàng anh mẹ thường lật trứng 30 phút một lần. Chim bố mẹ sẽ mớm mồi và bảo vệ chim non vài tháng trước khi để chim con có thể tự kiếm thức ăn.

chim vang anh 10

Chim vàng anh là một loài chim đẹp được rất nhiều người yêu thích, không những thế vàng anh có giọng hót trong trẻo đặc biệt hay. Những để luyện loài chim này hót mỗi ngày, thực sự không phải là một việc dễ dàng.

  • Kiên trì và chăm sóc chiều chuộng, bởi loài chim này khá khó tính.
  • Hãy thân thiết với chúng và nhẹ nhàng, đừng làm chúng hoảng sợ bạn.
  • Nên treo lồng ở nhưng nơi có ít người qua lại.
  • Cho chim ăn những thức ăn đa dạng như côn trùng, trái cây kết hợp với cám chim. Chim càng khỏe, càng sung chim vàng anh sẽ hay hót hơn.
  • Cho chim nghe âm thanh tiếng hót chim vàng anh AUDIO, để chim có thể tập hót, quen dần với giọng hót.

Giai đoạn huấn luyện chim vàng anh hót hợp lý nhất là khi chim vàng anh còn ít tuổi, bởi ở những giai đoạn này chim sẽ dễ nghe lời và dễ thuần hóa hơn. Ngoài việc cho chim nghe audio tiếng vàng anh hót, bạn có thể cho chúng giao lưu trong hội nhóm câu lạc bộ chim vàng anh, để chúng học được tiếng hót của nhau tốt nhất.

fRVoLGac chim vang anh

Trong tự nhiên, chim vàng anh thường ăn quả sung dại, quả mọng, côn trùng và mật hoa. Còn trong nuôi nhốt, chim vàng anh chủ yếu ăn cám chim. Cám chim vàng Anh có thể mua chế biến sẵn hoặc bạn có thể làm theo công thức làm cám chim Vàng Anh. Khi mua cám chim cần lựa chọn cám có dinh dưỡng tốt, thương hiệu uy tín để chim ăn chim ăn đảm bảo dinh dưỡng phát triển tốt nhất. Nếu làm cám cần chú ý các thành phần nguyên liệu không gây kích ứng cho chim, phù hợp với độ tuổi của chim.

  • Chim Vàng Anh có thể ăn: Cám chim, chuối, đu đủ, ổi, sung, mâm xôi, táo tàu, cào cào, sâu non, dế, bướm, bột ngô, bột đậu xanh, cám gạo và một số loại thức ăn khác.
  • Không cho Chim Vàng Anh ăn: Quả bơ (chúng có chứa độc tố không tốt cho chim), sô cô la (không tốt cho chim), bánh mỳ (bánh mỳ chỉ cung cấp calo rỗng cho chim).
chim vang anh 6

Nuôi chim con là giai đoạn đầu đời khó khăn nhất của tất cả các loài chim, như chim chào mào, chim chích chòe than, chim vành khuyên. Nếu không nuôi chim cẩn thận có thể sẽ khiến chim con dễ chết. Chính vì vậy bạn cần nuôi chim non đúng cách, không những thế chăm sóc tốt còn giúp chim phát triển và nhanh lớn hơn.

  • Môi trường xung quanh: Khi chim con mới nở chúng thường sẽ không có lông và chưa mở mắt, chim bố mẹ sẽ phải thường xuyên ở bên cạnh giữ nhiệt độ cho chúng. Vì vậy khi nuôi chim con bạn cần chuẩn bị một tổ chim có thể giữ ấm, đặc biệt trời tốt thời tiết có thể lạnh sẽ khiến chim con chết, bạn dùng đèn sưởi để giữ ấm cho chúng.
  • Thức ăn cho chim con: Cho chim vàng anh con ăn những thức ăn từ côn trùng, sâu con sẽ giúp chim nhanh lớn hơn, nhưng trong nuôi nhốt việc cho chim ăn cám sẽ giúp giảm thời gian chăm sóc và công sức. Chính vì vậy, bạn nên cho chim con ăn cám kèm thức ăn sâu để chim có thể làm quen với cám chim. Giai đoạn đầu thì cho ăn nhiều sâu con và côn trùng nhỏ, khi chim lớn hơn một chút bạn có thể tăng tỷ lệ cám lên.
  • Thời gian cho ăn: Chim non sẽ cần thức ăn vào lúc sáng sớm ngừng ăn khi trời tối, không nên cho chim ăn quá no, nhưng chim con bạn nên cho chúng ăn từng miếng nhỏ, thời gian cách nhau khoảng 30 phút. Khi chim lớn hơn thì thời gian cho ăn cũng tăng lên.
  • Giữ vệ sinh: Không để phân chim và thức ăn thừa xung quanh tổ chim, giữ cho tổ chim luôn luôn sạch sẽ.
chim vang anh 1

Để chim được khỏe mạnh và có đề kháng cao, chim hay hót và ra lông đẹp, thì bạn cần phải quan tâm đến những yếu tố như vệ sinh.

  • Chuồng trại, lồng nuôi nhốt: Cần phải được tẩy rửa sạch sẽ, dọn dẹp phân chim những thức ăn thừa rơi vãi. Tránh tình trạng nơi nuôi nhốt và chăm sóc chim ẩm mốc, có mùi khó chịu sẽ gây ảnh hưởng đến chim vàng anh. Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lồng ít nhất 2-3 lần/tuần, với máng đựng phân chim, cóng đựng thức ăn và nước uống nên dọn trong ngày để đảm bảo sạch sẽ. Khi vệ sinh cần tránh làm cho chim hoảng sợ, nếu cần thiết hãy để một chiếc lồng chim khác rồi nhẹ nhàng lùa chim sang rồi tiến hành vệ sinh lồng.
  • Tắm cho chim: Chim rất thích tắm nắng và tắm nước để làm mát cơ thể. Hãy cho chim tắm nắng ít nhất 2 – 3 lần 1 tuần, thời gian hợp lý nhất để chim tắm nắng là từ 7 giờ sáng đến 8 giờ, chiều thì 5 giờ đến 5 giờ 30 là tốt nhất. Thời gian này, ánh nắng giúp sưởi ấp và loại bỏ những ký sinh bám trên da, giúp chim thoải mái thư giãn. Mỗi lần bạn cho tắm nắng khoảng 20-30 phút, không nên quấy rầy chúng khi tắm. Đối với tắm nước, bạn cũng nên cho chúng tắm thường xuyên khoảng 2-3 lần 1 tuần, cho một khay nước vào lồng để chim có thể thoái mái tắm. Nếu chim không tự tắm, bạn có thể dùng bình xịt để chim tự làm sạch lông. Chim tắm trong khay nước thì bạn để chúng tự nhiên 1 mình, chúng không thích có người đi lại khi đang tắm.
chim vang anh 11

Khi nuôi chim vàng anh bạn cần cẩn thận chó và mèo, chúng sẽ rình và tấn công chim khi có cơ hội. Mèo Xiêm, mèo lông ngắn Anh, mèo maine coon hay chó golden, chó pug cũng có thể tấn công nếu bạn không treo lồng chim lên cao. Trong tự nhiên loài này cũng có rất nhiều kẻ thù như rắn, đại bàng và diều hâu. Nhưng hầu hết chung bị ảnh hưởng bởi con người, do săn bắt và bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, khiến cho loài chim nay có xu hướng giảm.

chim vang anh 7

Chim vàng anh là loài chim có sức đề kháng cao, ít bị bệnh. Nhưng chúng cũng thường gặp phải một số loại bệnh nếu bạn không được chăm sóc cẩn thận, một số bệnh thường gặp ở chim Vàng Anh như:

  • Bệnh đường tiêu hóa: Một số dấu hiệu nhận biết chim bị bệnh như xù lông, lông không mượt, ít hoạt động, ăn kém, phân lỏng hoặc phân khác lạ mà bạn không nhìn thấy lúc trước. Để điều trị bạn ngừng cho chúng ăn thức ăn cũ và thay thế những thức ăn mới đảm bảo không bị ẩm mốc và thức ăn dễ tiêu hóa, nước cho chim nên đun sôi để nguội rồi cho nước vào cóng đựng nước để chim uống. Tất cả những đồ dùng đều phải rửa và khử trùng bằng nước ấm sạch sẽ. Đặt lại ví trí lồng, tránh gió lùa khiến chim lạnh. Sử dụng thuốc do bác sĩ thú y đưa, cho chim ăn uống tốt chim sẽ khỏe lại sau vài ngày.
  • Bệnh về chân: Chim vàng Anh thường bị bệnh về chân như chân xưng có mủ và sưng lên, mà nguyên nhân có thể là do những vật sắc nhọn trong lồng cứa phải, muỗi đốt, chim mổ vào vết thương dẫn đến chân bị nhiễm trùng. Trước khi trị bệnh bạn nên kiểm tra lồng xem có vật sắc nhọn nào có nguy cơ gây tổn thương cho chim không, nếu có cần khắc phục để tránh chân chim bị tổn thương tiếp. Chim có mủ ở chân cần phải lấy mủ, sau khi lấy mủ ra dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc tím chuyên sát trùng và rửa vết thương. Sau đó dùng thuốc mỡ tra để bịt vết thương lại giúp chim nhanh khỏi, có thể dùng thuốc mỡ tetracyclin để bôi hoặc mua thuốc tại trung tâm thú y.
  • Bệnh cảm lạnh, trúng gió: Nguyên nhân chủ yếu là do thời tiết thay đổi, chim bị trúng gió độc dẫn đến tình trạng chim yếu và ăn uống kém. Để điều trị giúp chim nhanh chóng phục hồi, bạn nên để chim ở nơi kín gió, che chắn cẩn thận, cho chim ăn  thức ăn nhiều dinh dưỡng, uống nước ấm hoặc nước đường. bôi một ít dầu gió dưới cánh không nên bôi nhiêu chim sẽ bị rát nóng. Sau vài ngày chim sẽ nhanh chóng khỏi và hoạt động trở lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home