Hướng dẫn cách nuôi chim Họa Mi căng lửa hót hay

5/5 - (1 bình chọn)
chim hoa mi 2

Trung Quốc, Việt Nam và Lào là nơi xuất hiện chim họa mi nhiều nhất. Ở Việt Nam loài chim họa mi thường được tìm thấy ở các vùng núi Tây Bắc. Chúng thường được thấy ở các khu rừng rậm, mát mẻ, có nhiều thức ăn, ở độ cao tới 1800m so với mực nước biển.

chim hoa mi 1

Chim Họa mi là loài chim có kích thước trung bình, chiều dài tổng thể từ 21 đến 25 cm, nặng từ 49-75g. Kích thước của loài này gần giống với chích chòe than, chim cu gáy. Chim Họa mi có đặc điểm rất dễ nhận biết đó là lông xung quanh mắt màu trắng với một vệt kéo dài xuống dưới gáy, được mọi người mô tả giống như một nét vẽ. Toàn bộ cơ thể của chim họa mi hầu hết được phủ lông màu nâu đậm, riêng phần đầu và cổ có dạng vân kẻ đen, dưới bụng màu lông nâu nhạt. Mỏ chim nhọn có màu vàng, gần mép mỏ có khoảng 10 đến 15 sợi râu. Chân chim chủ yếu màu hồng đến vàng. lông đuôi đan chéo nhẹ và có hình quạt, dáng thuôn gọn, lông cánh áp sát cơ thể. Loài chim này có đôi cánh ngắn và chiếc đuôi cỡ trung bình khiến chúng khó khăn bay được quãng đường dài. Đây có thể là một trong những lý do chính khiến chim hoa mị không di cư. 

chim hoa mi 4

Chim họa mi sử dụng giong hót để giao tiếp với nhóm hoặc theo cặp. Những âm thanh này xuất hiện nhiều hơn trong mùa sinh sản. Chim hoa mi đực thường có âm vực cao hơn, chúng cũng phong phú giọng hót hơn và thường tỏ tình trước chim cái để gây ấn tượng. Chim họa mi rất khó nhìn thấy, chúng thường ẩn lấp trong bụi rậm và tìm kiếm thức ăn trên mặt đất giữa các lớp lá rụng, để tìm kiếm côn trùng và trái cây. Chim họa mi thường tìm kiếm thức ăn thành các nhóm nhỏ.

long chim hoa mi 1

Trước khi nuôi chim bạn cần chọn lồng chim có kích thước tổi thiểu với đường kính 40cm, chiều cao 60 cm, số nan là 60, bạn nên chọn lồng làm bằng vật liệu tre hoặc gỗ vì chim thường hay va chạm vào lồng. Cần đậu nên được thiết kế 2 đến 3 thanh, để giúp chim có thể bay nhảy thoải mái nhất. Một số đồ dùng cần thiết khác như khay đựng cám và đựng nước, khay đựng phân chim. Tối đến bạn nên chùm kín lồng để tránh lạnh và các loại vật nuôi khác tấn công như mèo.

chim hoa mi 10

Đối với thức ăn của chim họa mi cần phải có đủ chất dinh dưỡng như vitamin A, D3, A13 và axit phosphoric, kali, canxi, natri. Ngoài ra, chúng phải dễ dàng tiêu hóa. Không nên cho chim họa mi ăn cám gà hoặc cám gà con, vì trong cám gà có rất nhiều chất sắt, chất bảo quản, cùng với việc kích thích tăng trưởng của gà, không phù hợp cho việc chăm sóc và phát triển của chim. Ngược lại, chúng lại làm chim bị rút ngắn vòng đời, ảnh hưởng tới giọng hót sau này. Bạn nên mua cám đặc biệt dành cho chim họa mi, để chim có thể phát triển tốt và hót hay. Không giống với chim chào mào và chim cu gáy, chim hoa mi hầu như không thích các loại hoa quả, nhưng chúng lại rất thích vớ một số loại củ. Thức ăn bổ sung có thể là:

  • Côn trùng như kiến, sâu quy, dế nhỏ, gián…
  • Các loại củ như ngô, khoai, sắn…
  • Trái cây như chuối, táo, cám, dưa chuột,…

Với thức ăn cho chim hoa mi non bạn cần phải chăm sóc rất cẩn thận, để tránh chúng bị tổn thương. Bạn nên cho chúng ăn các loại sâu con, sâu quy, cào cào con, dế nhỏ,..để chúng phát triển tốt. thời gian cho chim non ăn cách nhau 1 đến 2 tiếng (sáng đến tối).

chim hoa mi 3

Việc vệ sinh cho các loài chim này là rất quan trọng để giữ cho chúng khỏe mạnh và cảm thấy thoải mái:

  • Vệ sinh lông chim, khay đựng nước uống thức ăn của chim mỗi ngày, bằng cách lau sạch mọi vết bẩn hoặc cặn thức ăn bám trên các tấm gỗ hoặc vật dụng khác.
  • Bạn nên thay nước, thức ăn cho chúng ít nhất 1 lần một ngày để đảm bảo thức ăn nước uống luôn sạch sẽ.
  • Tắm cho chim mỗi tuần bằng cách cho chúng tắm trong một chiếc chậu nhỏ với nước ấm hoặc nước pha loãng, để giữ cho bộ lông của chim họa mi luôn bóng mượt.
chim hoa mi 8

Mùa sinh sản của chim họa mi bắt đầu từ khoảng tháng 3 đến tháng 8. ở một số nơi trên thế giới như Hawaii, họa mi thường sinh sản vào tháng 4 đến tháng 7. Chúng thường chỉ chọn 1 chim hoa mi đực và 1 chim hoa mi cái, trong suốt cuộc đời. Khi đã chọn xong, chim đực và chim cái sẽ bắt đầu xây tổ. Những chiếc tổ thường làm ở trong các bụi rậm hoặc ngọn cây và cách mặt đất khoảng 2m. Tổ chim họa mi thường có hình bát, hình chiếc cốc, chúng thường lấy rễ cây, lau sậy và lá tre, cỏ để làm tổ. Sau khi làm tổ xong, chim cái sẽ đẻ từ 2 đến 5 quả trứng. Những quả trứng này sẽ có màu xanh lam hoặc xanh lục, thi thoảng còn có những quả trứng có vết lốm đốm. Thời gian ấp trứng sẽ diễn ra trong 13-16 ngày, sau đó trứng sẽ nở ra những con chim non. Những con chin non sẽ ở lại tổ khoảng 2 tuần, trong thời gian này chim bố và chim mẹ thay phiên nhau cho chim con ăn. Chim họa mi thường sinh sản 2 lứa trong 1 năm.

chim hoa mi 5

Hầu hết tất các loài chim đều bị tấn công bởi mèo, do đó khi nuôi chim bạn cần phải lưu ý điều này. Nếu gia đình bạn nuôi mèo bengal hoặc nuôi mèo ba tư, thì tốt nhất bạn nên tách chúng ra hoặc treo lồng chim cẩn thận. Khi trời tối, bạn dùng khăn chùm kín lồng để tránh mèo chuột tấn công, giúp chim thoái mái hơn khi nghi ngơi. Trong tự nhiên loài chim này cũng đang mất dần môi trường sống do ảnh hưởng đô thị hóa của con người. Cùng với đó nguồn thức ăn khai hiếm, bị tấn công bởi loài chim ăn thịt, rắn… khiến loài này đang bị ảnh hưởng về số lượng.

chim hoa mi 7

Chim hoa mi cũng giống một số các loại chim khác, chúng thường mắc phải bệnh về đường ruột, bệnh ký sinh trùng, bệnh về chân,..

  • Bệnh tiêu hóa: Chim họa mi thường mắc các bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nguyên nhân có thể là do quá trình ăn uống có thể là bị nhiễm khuẩn, môi trường nấm mốc, uống nước bẩn. Khi bị bệnh chim hoa mị được đi phân màu trắng có dịch nhầy. Nếu không chữa trị kịp thời có chim có thể bỏ ăn, gầy yếu, đề kháng kém. Thông thường những người nuôi chim có kinh nghiệm sẽ thay đổi thức ăn, nếu bạn đang cho chim hoa mi ăn mồi tươi quá nhiều, thì nên ngừng cho ăn. Để đảm bảo hơn bạn nên đến các bác sĩ thú y để mua thuốc trị tiêu chảy cho chim.
  • Bệnh về mắt: Nếu chim của bạn bị về mắt có thể nguyên nhân sẽ là nguồn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, môi trường nhiều khói bụi, nhiệt độ cao cùng với không khí nóng. Để phòng ngừa bạn nên theo dõi chế độ ăn của chim thường xuyên và bổ sung thức ăn cho chúng, không để chim ở nơi có điều kiện môi trường không tốt. Khi chim bị đau mắt, hãy đến trung tâm thú y để mua thuốc nhỏ mắt, khoảng 1 tuần là chim có thể khỏi hoàn toàn.
  • Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Nguyên nhân có thể chim uống phải nước bẩn, thức ăn ẩm mốc, môi trường sinh sống nhiều phân chim không được vệ sinh sạch sẽ. Chim bị nhiễm bệnh thường suy yếu, lông xù, … Để trị dứt điểm, bạn nên dọn dẹp và khử trùng lồng chim, khay đựng thức ăn, nước uống. Đưa chim đến bác sĩ thú y kiểm tra kỹ và cho uống thuốc theo chỉ định.
  • Bệnh ký sinh trùng da: Chim họa mi có thể mắc bệnh về da viêm nhiễm do mạt bụi, rận hoặc các loại ký sinh trùng khác tấn công. Để điều trị bạn có thể mua thuốc xịt tại của hàng thú y. Lưu ý, cần phải dọn vệ sinh sạch sẽ chỗ nuôi chim.
  • Bệnh về chân: Chim họa mi có thể bị viêm chân do muỗi cắn, chúng thường gây ra các vết thương nhiễm trùng nặng ảnh thưởng tới sức khỏe của chim. Để xử lý vết thương, cần phải chọc vết mủ ra, sau đó rửa sạch vết thương bằng nước sát trùng và bôi thuốc. Nếu bạn không biết làm có thể đưa chim đến bác sĩ thú ý để điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home