Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Họa Mi Để Nhanh Lên Lửa Và Hót Hay Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Chim họa mi sở hữu giọng hót hay hàng đầu, nên chúng được rất nhiều người yêu thích chọn nuôi làm chim cảnh. Vậy làm sao để có cách nuôi chim họa mi phát triển tốt để nhanh lên lửa hãy cùng Cám Chim Cường Phạm tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Nguồn Gốc Và Phân Bố

Nơi xuất hiện nhiều chim họa mi nhất phải kể đến là Trung Quốc, Việt Nam và Lào. Ở Việt Nam loài chim họa mi thường được tìm thấy ở các vùng núi Tây Bắc. Chúng thường được thấy ở các khu rừng rậm, mát mẻ, có nhiều thức ăn, ở độ cao tới 1800m so với mực nước biển.

chim hoa mi 1
Nguồn gố của chim họa mi

Kỹ Thuật Cách Nuôi Chim Được Căng Lửa, Đẹp Và Hót Hay Hiệu Quả

Để nuôi chim được căng lửa hiệu quả thì bạn cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, chăm sóc phù hợp. Dưới đây Cám chim Cường Phạm sẽ giúp bạn biết được cách nuôi chim phát triển khỏe mạnh, căng lửa và hót hay nhất.

Xem thêm: Cách Nuôi Chim Bói Cá Siêu Đơn Giản, Ai Cũng Có Thể Nuôi Được

Chọn Lồng Phù Hợp Với Chim Họa Mi

Trước khi nuôi chim bạn cần chọn lồng chim có kích thước tối thiểu 40cm x 60cm, số nan là 60. Bạn nên chọn lồng được làm bằng tre hoặc gỗ vì chim thường hay va chạm vào lồng. Cần đậu nên được thiết kế 2 đến 3 thanh, để giúp chim có thể bay nhảy thoải mái nhất. Một số đồ dùng cần thiết khác như khay đựng cám và đựng nước, khay đựng phân chim. Tối đến bạn nên trùm kín lồng để tránh lạnh và các loại vật nuôi khác tấn công như mèo.

long chim hoa mi 1
Lựa chọn lồng chim phù hợp với loại chim nuôi

Thức Ăn Cho Chim Họa Mi

Đối với thức ăn của chim cần phải có đủ chất dinh dưỡng như vitamin A, D3, A13 canxi và natri. Không nên cho chim họa mi ăn cám gà hoặc cám gà con, vì trong cám gà có rất nhiều chất sắt, chất bảo quản, cùng với việc kích thích tăng trưởng của gà, không phù hợp cho việc chăm sóc và phát triển của chim. Ngược lại, chúng lại làm chim bị rút ngắn vòng đời, ảnh hưởng tới giọng hót sau này. Bạn nên mua cám chim loại dành riêng cho chim họa mi để chim có thể phát triển tốt và hót hay. Không giống với chim chào mào và chim cu gáy, chim họa mi hầu như không thích các loại hoa quả, nhưng chúng lại rất thích với một số loại củ. Thức ăn bổ sung có thể là:

  • Côn trùng như kiến, sâu quy, dế nhỏ, gián…
  • Các loại củ như ngô, khoai, sắn…
  • Trái cây như chuối, táo, cam, dưa chuột,…

Với thức ăn cho chim non bạn cần phải chăm sóc rất cẩn thận, để tránh chúng bị tổn thương. Bạn nên cho chúng ăn các loại sâu con, sâu quy, cào cào con, dế nhỏ,… để chúng phát triển tốt thời gian cho chim non ăn cách nhau 1 đến 2 tiếng (sáng đến tối).

chim hoa mi 10
Thức ăn chủ yếu của chim họa mi là các loài ký sinh nhỏ

Tắm Cho Chim Đúng Cách

Chim họa mi tắm cũng đơn giản và bình thường như nhiều loại chim khác. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Những lần đầu nên tắm họa mi nhẹ nhàng để tránh làm chúng bị hoảng sợ.
  • Nên tắm cho họa mi ít nhất sau 1 ngày để chim có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi. Bởi vì nếu mới từ rừng về mà tắm ngay có thể sẽ khiến chim hoảng sợ.

Xem thêm: Những Lưu Ý Khi Nuôi Vẹt Đuôi Đỏ Dài bạn Cần Biết

  • Trong 1, 2 ngày đầu nên đảm bảo đầy đủ thức ăn và nước uống. Khi cảm thấy quá nóng họa mi sẽ tự vẩy nước trong khay nước uống để tắm.
  • Họa mi có thói quen tắm buổi sáng, nhưng chỉ nên tắm từ từ khi chim đã quen và ra giọng.
  • Thời gian đầu nên tắm cho họa mi bằng lồng với áo lồng che 1 nửa, ở nơi không có người qua lại. Đến khi chim đã tắm quen thì bạn ở bên cạnh chúng cũng sẽ tắm thoải mái, không lo bị ảnh hưởng.
  • Không cần cho họa mi tắm nắng nhiều vì chúng thích lạnh. Đồng thời cũng cần tránh để chim ở nơi có nhiều gió để tránh tình trạng chết đột ngột. Buổi tối khoảng từ 6h hoặc chim ngủ thì nên che kín áo lồng.
chim hoa mi 3
Tắm cho chim họa mi luôn sạch sẽ

Tập Cho Chim Họa Mi Nhanh Dạn Người, Căng Lửa

Nếu có được kỹ thuật nuôi chim tốt thì khoảng 5 – 6 tháng bạn sẽ có thể giúp chúng dạn người

  • Nếu chim được đưa từ rừng về thì tốt nhất nên trùm kín áo lồng, sau đó đem treo ở nơi mát mẻ và có nhiều ánh sáng.
  • Trong giai đoạn khoảng 1 tuần đầu khi thấy họa mi đã bớt nhát thì bạn nên hé áo lồng ra từ từ từng chút một để chúng tập làm quen. Lưu ý, nên treo lồng ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại để chim không bị sợ hãi.
  • Nếu bạn nuôi họa mi trống thì có thể áp dụng cách giúp chim mau dạng như sau. Treo một con chim mái ở gần, nhưng không cho thấy mặt, khi nghe tiếng của chim mái thì họa mi trống sẽ nhanh hăng lên và dạn người. Một con chim họa mi mái có thể giúp cho 2 – 3 con chim trống nhanh căng lửa.
chim hoa mi 8
Nuôi chim họa mi đúng cách

Một Số Lưu Ý Khi Nuôi Chim Họa Mi

  • Tuyệt đối không cho ăn sâu khô vì rất dễ bị khàn giọng.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi và máng ăn thường ngày.
  • Không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi.
  • Không được treo koofg chim ở nơi quá ồn ào.
  • Côn trùng là thức ăn chính và cần được bổ sung mỗi ngày.
  • Không sử dụng thức ăn đã mốc hoặc hết hạn sử dụng.
  • Không sử dụng cám con gà cho chim ăn.
  • Thức ăn cần được duy trì và ổn định, không được thay đổi đột ngột sẽ khiến chim bỏ ăn.
  • Nguồn nước uống đảm bảo sạch sẽ không chứa tạp chất.
chim hoa mi 5
Những lưu ý khi nuôi chim họa mi tại nhà

Một Số Bệnh Thường Gặp

Chim hoa mi cũng giống một số các loại chim khác, chúng thường mắc phải bệnh về đường ruột, bệnh ký sinh trùng, bệnh về chân,..

  • Bệnh tiêu hóa: là bệnh về đường ruột như tiêu chảy, nguyên nhân có thể là do quá trình ăn uống có thể là bị nhiễm khuẩn, môi trường nấm mốc, uống nước bẩn.
  • Bệnh về mắt: Nếu chim của bạn bị về mắt có thể nguyên nhân sẽ là nguồn thức ăn không đủ chất dinh dưỡng, môi trường nhiều khói bụi, nhiệt độ cao cùng với không khí nóng.
  • Bệnh ký sinh trùng đường ruột: Nguyên nhân có thể chim uống phải nước bẩn, thức ăn ẩm mốc, môi trường sinh sống nhiều phân chim không được vệ sinh sạch sẽ. Chim bị nhiễm bệnh thường suy yếu, lông xù, …
  • Bệnh ký sinh trùng da: Có thể mắc bệnh về da viêm nhiễm do mạt bụi, rận hoặc các loại ký sinh trùng khác tấn công.
  • Bệnh về chân: Có thể bị viêm chân do muỗi cắn, chúng thường gây ra các vết thương nhiễm trùng nặng ảnh hưởng tới sức khỏe của chim.
chim hoa mi 7
Một số bệnh thường gặp ở chim họa mi

Hy vọng những chia sẻ phía trên của Cám chim Cường Phạm sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để nuôi chim họa mi hiệu quả và tốt nhất.

Thông tin liên hệ: 

Cơ sở cám chim Cường Phạm – Nơi gửi gắm niềm đam mê chim của bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Warning: Constant FTOC_DEBUG already defined in /home/camchim.vn/public_html/wp-content/plugins/fixed-toc/frontend/class-frontend-control.php on line 126
Facebook 24/24h
Zalo 24/24h
Gọi ngay
0814336699 24/24h
Home